Bác sĩ nói gì về nấm tan cửa nát nhà?
Nói đến nấm ngọc cẩu, bác sĩ Hoàng
Sầm, Chủ tịch viện Y học Bản địa Việt Nam tại Thái Nguyên, cho
biết bà con ở vùng Hà Giang coi đây như một thần dược.
Bác sĩ Sầm cho biết,
cuối tháng 10/2014, ông về quê Hoàng Su Phì, Hà Giang có việc gia đình
và nhân thể tìm lại một cây thuốc quý, tiếng Mán gọi “dùng bờ nòm mà”,
tạm dịch là “lá tai dê”, có tác dụng tương tự nhưng có phần “mãnh liệt”
hơn dâm dương hoắc.
Nghe bà con ở đây đồn rằng có loại nấm mạnh hơn lá tai dê, nếu chỉ vợ hoặc chồng uống thì có nguy cơ “tan cửa nát nhà” nên muốn an toàn cho hạnh phúc gia đình thì vợ chồng phải cùng uống. Theo họ vì loại nấm này tăng nhu cầu tình dục nam hoặc nữ quá mạnh, nếu chỉ một trong 2 vợ chồng uống sẽ xảy ra “tình dục ngoài luồng”.
Trong khi đó nấm tan cửa nát nhà mà báo chí và bà con đồn đại thực chất chỉ là loài thực vật thân thảo, thuộc bộ Balanophoraceae, họ Dó đất. Dó đất không diệp lục, sống trong rừng ẩm, dưới tán và ký sinh bắt buộc trên rễ một số loài cây như cây Ngát hoặc dây Ngát… Đây loài thực vật có thể tự sinh sản với nhụy ở trên và nhị đài phía dưới. Hay nói cách khác đây là loài thực vật lưỡng tính với có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Bác sĩ Sầm cho biết, các loài cây này được tìm thấy trong các khu
rừng ẩm ướt, mọc trên rễ các cây khác và có cụm hoa nằm trên mặt đất với
bề ngoài trông giống như nấm, bao gồm vô số hoa nhỏ, màu nâu, hồng hay
hơi tía. Các cụm hoa phát triển bên trong phần ngầm dưới đất dạng củ của
cây, trước khi tách khỏi nó và xuất hiện trên bề mặt. Phần ngầm dưới
đất gắn với vật chủ, trông giống như củ, to cỡ như quả dứa, và không
phải là hệ rễ hoàn hảo.
"Qua thực địa nhiều năm chúng tôi phát hiện thấy có mọc hoang ở dẫy Hoàng Liên Sơn, dãy Tây Côn Lĩnh hoặc các núi đất rừng Cúc Phương, núi lều Tràng Xá, huyện Võ Nhai, các núi vùng Tam Đảo, núi Hồng chứ không riêng gì huyện Hoàng Su Phì mới có.
Với 18 chi và 110 loài trên thế giới, ở Việt Nam có 5 chi và 6 loài, theo đặc thù thổ nhưỡng mỗi vùng, họ Dó đất này có hoạt chất và công dụng khác nhau. Ví dụ loài ở Bình Định bồi dưỡng cơ thể chung hơn là tác dụng kích thích tình dục. Loài nhập từ Trung quốc hình thái rất to, hơi giống Nhục Thung Dung nhưng tác dụng dược lý kém" - BS Sầm phân tích.
Tại Viện Y học Bản địa Việt Nam, bác sĩ Hoàng Đôn Hòa, Chánh Văn phòng của Viện cho biết những nghiên cứu về nấm “ngọc cẩu” của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy cây này có chứa anthoxyanozit, L-Arginin - một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch khá đặc hiệu bộ phận sinh dục, gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật.
Ứng dụng trong điều trị lâm sàng trên người bệnh mắc chứng rối loạn cương, yếu năng lực tình dục nam, nữ; da không đẹp và lãnh cảm, ngọc cẩu có giá trị khá cao.
Tuy nhiên, nếu truyền thông quảng cáo về loài cây này như một thần dược thì nguy cơ cạn kiệt của nấm ngọc cẩu rất lớn.
Bác sĩ Sầm cho biết: “Thời gian qua, một số thông tin báo chí 'tâng' vị thuốc này lên một tầm cao mới mà vốn nó không có đã làm cho giống cây này ngày càng cạn kiệt. Viện Y học bản địa Việt Nam đã không ít hơn 5 lần tổ chức cấy mô từ đỉnh sinh trưởng trên môi trường đặc biệt có cả thành phần chất nghiền từ rễ Ngát (vật chủ) nhưng vẫn chưa thành công”.
“Việc nói quá sự thật về ngọc cẩu chỉ có hại cho sự đa dạng quần thể thiên nhiên Việt Nam mà thôi”, bác sĩ Sầm khẳng định. Đó là chưa kể những nhầm lẫn với các loài khác, đem ngâm rượu chiêu đãi khách quý rồi dẫn tới ngộ độc.
Hiện nay, viện Y học Bản địa Việt Nam đã quy hoạch một số vùng đặc hữu tái sinh, khoanh nuôi bảo vệ cây thuốc này và mua với giá 30.000 đồng/kg tươi, tương đương 110.000 đồng/kg khô. Việc một số người trục lợi trên vùng Hoàng Su Phì Hà Giang rao bán tới 500.000-1.000.000 đồng/kg tươi là không đúng giá trị thật của nấm ngọc cẩu", bác sĩ Sầm khuyến cáo.
Nghe bà con ở đây đồn rằng có loại nấm mạnh hơn lá tai dê, nếu chỉ vợ hoặc chồng uống thì có nguy cơ “tan cửa nát nhà” nên muốn an toàn cho hạnh phúc gia đình thì vợ chồng phải cùng uống. Theo họ vì loại nấm này tăng nhu cầu tình dục nam hoặc nữ quá mạnh, nếu chỉ một trong 2 vợ chồng uống sẽ xảy ra “tình dục ngoài luồng”.
Trong khi đó nấm tan cửa nát nhà mà báo chí và bà con đồn đại thực chất chỉ là loài thực vật thân thảo, thuộc bộ Balanophoraceae, họ Dó đất. Dó đất không diệp lục, sống trong rừng ẩm, dưới tán và ký sinh bắt buộc trên rễ một số loài cây như cây Ngát hoặc dây Ngát… Đây loài thực vật có thể tự sinh sản với nhụy ở trên và nhị đài phía dưới. Hay nói cách khác đây là loài thực vật lưỡng tính với có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Hình ảnh cây nấm ngọc cẩu. |
"Qua thực địa nhiều năm chúng tôi phát hiện thấy có mọc hoang ở dẫy Hoàng Liên Sơn, dãy Tây Côn Lĩnh hoặc các núi đất rừng Cúc Phương, núi lều Tràng Xá, huyện Võ Nhai, các núi vùng Tam Đảo, núi Hồng chứ không riêng gì huyện Hoàng Su Phì mới có.
Với 18 chi và 110 loài trên thế giới, ở Việt Nam có 5 chi và 6 loài, theo đặc thù thổ nhưỡng mỗi vùng, họ Dó đất này có hoạt chất và công dụng khác nhau. Ví dụ loài ở Bình Định bồi dưỡng cơ thể chung hơn là tác dụng kích thích tình dục. Loài nhập từ Trung quốc hình thái rất to, hơi giống Nhục Thung Dung nhưng tác dụng dược lý kém" - BS Sầm phân tích.
Tại Viện Y học Bản địa Việt Nam, bác sĩ Hoàng Đôn Hòa, Chánh Văn phòng của Viện cho biết những nghiên cứu về nấm “ngọc cẩu” của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy cây này có chứa anthoxyanozit, L-Arginin - một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch khá đặc hiệu bộ phận sinh dục, gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật.
Ứng dụng trong điều trị lâm sàng trên người bệnh mắc chứng rối loạn cương, yếu năng lực tình dục nam, nữ; da không đẹp và lãnh cảm, ngọc cẩu có giá trị khá cao.
Tuy nhiên, nếu truyền thông quảng cáo về loài cây này như một thần dược thì nguy cơ cạn kiệt của nấm ngọc cẩu rất lớn.
Bác sĩ Sầm cho biết: “Thời gian qua, một số thông tin báo chí 'tâng' vị thuốc này lên một tầm cao mới mà vốn nó không có đã làm cho giống cây này ngày càng cạn kiệt. Viện Y học bản địa Việt Nam đã không ít hơn 5 lần tổ chức cấy mô từ đỉnh sinh trưởng trên môi trường đặc biệt có cả thành phần chất nghiền từ rễ Ngát (vật chủ) nhưng vẫn chưa thành công”.
“Việc nói quá sự thật về ngọc cẩu chỉ có hại cho sự đa dạng quần thể thiên nhiên Việt Nam mà thôi”, bác sĩ Sầm khẳng định. Đó là chưa kể những nhầm lẫn với các loài khác, đem ngâm rượu chiêu đãi khách quý rồi dẫn tới ngộ độc.
Hiện nay, viện Y học Bản địa Việt Nam đã quy hoạch một số vùng đặc hữu tái sinh, khoanh nuôi bảo vệ cây thuốc này và mua với giá 30.000 đồng/kg tươi, tương đương 110.000 đồng/kg khô. Việc một số người trục lợi trên vùng Hoàng Su Phì Hà Giang rao bán tới 500.000-1.000.000 đồng/kg tươi là không đúng giá trị thật của nấm ngọc cẩu", bác sĩ Sầm khuyến cáo.